• Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Hoạt động
  • Cùng chung tay
  • Đại sứ
  • Tin mới
  • Liên hệ

NẮM TAY MẸ
VỀ VỚI
THIÊN NHIÊN

Một dịp để nói Con yêu mẹ thật nhiều

KHOẢNH KHẮC VĨNH CỬU

Đã bao lâu rồi bạn chưa nắm tay mẹ hoặc người thân trong gia đình và nói những lời yêu thương?
Đã bao lâu rồi bạn chưa nắm tay người yêu và cùng nhau trải nghiệm một ngày cuối tuần giữa thiên nhiên chan hòa?
Đã bao lâu chúng ta quên mất mình là một phần của tự nhiên, một trái tim với tình yêu ấm áp luôn muốn trao đi yêu thương chứ không phải đóng băng trong phố thị ồn ào?

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

Trẻ hóa bệnh nan y (hay câu chuyện có thực về một người bạn đã ra đi rất sớm)

by hangphuong / Thứ Năm, 16 Tháng Hai 2023 / Xuất bản trong chuyên mục Series 1, Thông điệp

Hôm nay mình mang tới cho các bạn những câu chuyện có thật về căn bệnh thế kỷ mà nhắc tới ai cũng sợ hãi.

Theo các bạn, nếu bây giờ một người bất kỳ, có thể là người thân, có thể là bạn bè, thậm chí là chưa quen biết tới nói với bạn rằng họ đã mắc một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và họ có thể sắp không còn trên cõi đời này, thì bạn sẽ nghĩ họ mắc căn bệnh nào?
Thời kỳ ông bà chúng ta, đầu và giữa thế kỷ 20, người ta chết vì chiến tranh. Cuối thế kỷ trước, AIDS là căn bệnh thế kỷ. Còn thời kỳ của chúng mình, ngôn từ mang nghĩa tử vong cao nhất là ung thư. Nhắc tới ung thư ai cũng sợ.

Một năm có 365 ngày, thì mỗi ngày Việt Nam có trên 300 người chết vì ung thư. Vào bệnh viện, khoa nào đông nhất là ung thư… Giới trẻ phát sốt vì phim Hàn, thì trong phim Hàn, cứ nói tới cái chết là nhắc tới ung thư.

Những năm 2000, dân Việt tạo ra một từ ngữ nóng hổi mang tính thời đại là Làng ung thư. Tới năm 2007, bộ Y tế sử dụng từ này trong một báo cáo, và tới năm 2015, bộ Tài nguyên Môi trường chính thức sử dụng. Đối với cuốn từ điển, đó chỉ là một từ mới, nhưng đối với xã hội, thì đó là một mối nguy.

Vào năm mình 30 tuổi, mình giật mình thảng thốt nhận ra: 3 người bạn học cùng tuổi mình đã chết vì ung thư.
Người bạn thứ 3 sống ngay gần nhà của mình, vừa lấy chồng xong, mới chuyển vào một căn chung cư. Căn nhà mới còn chưa sơn xong, đồ đạc còn ngổn ngang. Gia đình vẫn còn chưa trả hết nợ tiền nhà.

Sinh con được 1 tháng thì bạn bị chẩn đoán ung thư. Cố gắng duy trì được hơn một tháng sau thì hóa trị. Điều trị được một tháng thì ra đi mãi mãi.

Mình vẫn nhớ lần đầu khi mình thăm bạn, bạn nằm trên tấm đệm trải dưới sàn. Cố gắng ngồi dậy, đau đớn, tiều tụy, và rất nhiều thất vọng với cuộc đời. Lần thứ hai mình tới thăm thì không thể ngồi dậy nữa vì quá đau đớn. Khuôn mặt không còn huyết sắc. Và rất nhanh, bạn ra đi trong sự bàng hoàng và thương xót của những người cùng lứa.

Đau đớn vì các bạn ra đi trẻ quá. Đau đớn, không phải chỉ là người ra đi, mà còn là người ở lại. Đó là nỗi đau của đứa trẻ chưa nhận được mặt mẹ mà đã mất mẹ. Đó là nỗi đau của người chồng sẽ nuôi con một mình trong một thời gian đằng đẵng, và đứa con gái đó, về sau rất cần sự yêu thương ôm ấp của một người mẹ. Đó là nỗi đau của người phụ nữ đã mất chồng từ sớm, hai mẹ con nương tựa vào nhau 30 năm, người mẹ đã cố gắng nuôi để bạn được học ở trong ngôi trường hàng top thời bấy giờ. Bạn là tình yêu duy nhất, niềm hi vọng duy nhất, niềm an ủi duy nhất và giờ, bà tiếp tục mất đi bạn, đứa con duy nhất.

Người ra đi xót xa vì phải xa đứa con thơ vừa biết ti mẹ mấy hôm, quặn đau khi chưa báo hiếu mẹ già được hôm nào. Tất cả những điều thật bình thường như những lúc con làm nũng, đưa con đi chơi, đưa con về với biển, với rừng… bạn đều không còn cơ hội thực hiện nữa.

Đau đớn, vì dù công nghệ chữa trị bệnh đã phát triển, thì từ khi mỗi người nhận được kết quả xét nghiệm bị bệnh, họ gần như tuyệt vọng cho tới lúc ra đi. Người bạn của mình đau vì bệnh, đau vì chữa bệnh khi phải hóa trị dài ngày, và đau đớn cả vì sự tuyệt vọng trong cuộc chiến với bệnh tật, đau đớn vì cuộc đời này bạn chưa hề làm điều gì quá đáng với ai, mà lại vướng phải một hoàn cảnh éo le.
Quá nhiều những nỗi niềm không nỡ, quá nhiều những day dứt không đành… Bạn mình đã ra đi như vậy.

Còn chúng ta, những người ở lại, cũng phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật tương tự. Câu chuyện của bạn mình, có thể xảy ra với bất kỳ ai: mọi giới tính, mọi lứa tuổi… Các căn bệnh mãn tính đang trẻ hóa, đang dần dần vắt kiệt đi những niềm khát khao và hi vọng sống.
Vào thời gian đó, mình chỉ có thể đem lại cho bạn mình một chút xíu niềm tin: rằng chúng ta sống mãi, rằng cái chết chỉ là sự chuyển tiếp giữa thân thể này và thân thể khác, cái chết – sự kết thúc của một điều gì đó, có thể lại là khởi nguồn của một thứ đẹp đẽ hơn…

Câu chuyện của người bạn cũng là một trong số những nguồn cảm hứng khiến mình chuyển đổi và đi sâu hơn vào tâm linh, vào chữa lành. Nó khiến cho mình quan tâm tới chăm sóc sức khỏe chủ động, tới mức sẵn sàng bỏ đi những nền tảng cũ an toàn hơn để chuyển hướng. Để rồi khi chín muồi về thời gian, kinh nghiệm, mình có thể tạo ra được những tư tưởng và phương pháp rất riêng và mới mẻ.

Đó cũng là câu chuyện mà giờ đây, khi nhắc lại, mình lại khẳng định con đường mình đang đi là giúp cộng đồng hướng về thiên nhiên và biết bảo vệ sức khỏe của bản thân là đúng đắn.
::
Nếu như bạn gặp phải tình huống sức khỏe trầm trọng thì bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây để quay trở về sức khỏe tự nhiên bạn nhé:

  1. Điều đầu tiên là hãy giữ vững niềm tin. Bạn biết đấy, theo những nghiên cứu khoa học mới nhất thì hiệu ứng giả dược (placebo) hoặc phản giả dược (nocebo) sẽ mang lại hiệu quả khoảng 50-70% cho một quá trình trị liệu. Cũng có nghĩa là nếu bạn có niềm tin chắc chắn vào sức khỏe của bản thân, thì bạn đã nắm trong tay 50-70% cơ hội được chữa lành. Và niềm tin là thứ bạn có thể hoàn toàn chủ động và nắm bắt nếu bạn sẵn sàng buông những suy nghĩ tiêu cực.
  2. Đừng đợi tới khi có bệnh mới tạo dựng cho mình những niềm tin đúng đắn, bạn cần làm điều đó ngay bây giờ vì não bộ có xu hướng hoạt động theo thói quen tư duy. Bình thường bạn tích cực thì tới lúc cần tích cực não bộ sẽ tích cực và ngược lại. Thiền là phương pháp để làm việc với não và đã được chứng minh sự thành công bằng thực nghiệm qua hàng nghìn năm. Khi thiền và khí huyết lưu thông, hiệu quả của các phương pháp trị liệu khác cũng được tăng lên, kể cả dùng thuốc, các bài tập luyện…
  3. Bạn hãy Tin tưởng vào chỉ dẫn của bác sĩ và tham khảo các nguồn thông tin từ những người đã từng trị liệu thành công. Nói theo cách dân dã là Đông Tây y kết hợp.
  4. Thử nghiệm các liệu pháp thiên nhiên: đi du lịch, tắm lá thuốc, thiền, yoga, dược liệu…
  5. Sống từng phút giây giá trị: không ai biết hôm nay mình tham gia giao thông có nằm trong số 20 người ra đi đột ngột vì tai nạn hay không, nên hãy coi cái chết là điều bình thường trong cuộc đời. Điều duy nhất chúng ta cần quan tâm là sử dụng mỗi ngày một cách ý nghĩa: ý nghĩa cho bản thân, ý nghĩa cho những người xung quanh chúng ta, ý nghĩa cho xã hội. Và nếu bạn đang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, thì đây cũng là cơ hội để bạn sống ý nghĩa hơn hẳn vì bạn có thể dễ dàng buông xuống những điều không thật sự cần thiết. Chính lúc này, bạn có thể làm những điều ý nghĩa nhất trong một thời gian ngắn, và bạn có thể chạm tới giá trị thực của chính mình: Bạn có thể viết những gì tích cực nhất và tặng cho người thân của bạn, bạn có thể đi giúp những người khác, bạn có thể tham gia làm trái đất đẹp hơn… đó là những việc bình thường bạn đặt xuống sau cơm áo gạo tiền

Gửi tới tất cả các bạn lời chúc lành từ Chữa lành từ Thiên nhiên cho sức khỏe của bạn. Có thật nhiều người đang cần bạn chia sẻ bài này.

Các bài viết liên quan

Chữa lành cho GenZ nhảy việc
Chỉ cần 3 năm để trở nên dư giả khi về với thiên nhiên
Nghĩ xanh trong bóng xanh (hay làm thế nào tạo ra không gian xanh đô thị)
  • YouTube
  • TikTok
  • Spotify
  • Soundcloud
  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter
  • LinkedIn

Tham gia cộng đồng

SỰ KIỆN MỚI

Xem thêm +14 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Thử thách

Nắm tay mẹ về với thiên nhiên

Trang

  • Cùng chung tay
  • Đại sứ xanh
  • Hoạt động
  • Sơ đồ web
  • Tin mới
    • Series 1
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi

Chuyên mục

  • Hoạt động
    • Thử thách
  • Thông điệp
    • Series 1
  • Gmail: chualanhtuthiennhien@gmail.com
  • Hotline (Zalo): (+84) 34 76543 86

Facebook

600
follows

Instagram

600
friends

Twitter

600
friends

LinkedIn

600
friends

Tiktok

10000
follows

Youtube

600
follows

Spotify

600
follows

Soundcloud series 1

600
follows

Copyright © GMTim - Green Management & Marketing Team to Net Zero of Vietnam

TOP